Tác phẩm là gì?
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Ví dụ: bài thơ, bài hát, bài báo, truyện, phim điện ảnh,…
Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Tác phẩm báo chí
- Tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm sân khấu
- Tác phẩm điện ảnh
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Tác phẩm nhiếp ảnh
- Tác phẩm kiến trúc
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
Sản phẩm trí tuệ của bạn không thuộc tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?
Nếu sản phẩm trí tuệ của bạn không thuộc tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả nêu trên, bạn có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức khác:
- Sáng chế
- Nhãn hiệu
- Giải pháp hữu ích
- Kiểu dáng công nghiệp
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Tên thương mại
- Bí mật kinh doanh
Ví dụ: Công thức nước uống của CocaCola và Pepsi không được bảo hộ quyền tác giả nhưng được bảo hộ dưới dạng “Bí mật kinh doanh”
Các tên gọi CocaCola, Pepsi được bảo hộ bằng Nhãn hiệu.
Điều 72, Điều 58, Điều 63, Điều 68, Điều 76, Điều 84 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009
Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin
- Văn bản quy phạm pháp luật và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần tư vấn về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, vui lòng liên hệ PLF