HƯỚNG DẪN PHÁP LÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh mặc nhiên được bảo hộ mà không cần phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều tác giả, chủ sở hữu vẫn đăng ký vì bằng bảo hộ là căn cứ xác thực nhất để có thể chứng minh được quyền tác giả khi có tranh chấp.

Quyền tác giả với tác phẩm phái sinh được bảo hộ bằng Quyền nhân thân và Quyền tài sản.

Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh, cần phải xác định tác phẩm thuộc loại tác phẩm phái sinh nào.

 

Phân loại tác phẩm phái sinh

Luật Sở hữu trí tuệ không định nghĩa về tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê ra các hình thức được xem là tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Có thể hiểu, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng sự sáng tạo nhất định của tác giả phái sinh.

Tác phẩm dịch

Là tác phẩm đã chuyển đổi ngôn ngữ và không làm thay đổi nội dung tác phẩm gốc.

Ví dụ: Công ty First News dịch sách ‘How to win friends &  influence people’ của tác giả Dale Carnegie thành ‘Đắc nhân tâm’ tại Việt Nam.

Copyright-of-derivative-works-1

Bản gốc

Copyright-of-derivative-works-2

Bản dịch

 

Tác phẩm phóng tác

Là tác phẩm được xây dựng dựa trên các chi tiết, nhân vật của tác phẩm gốc.

Ví dụ: Bức tranh “Nàng Mona Lisa với bộ ria” gây ra nhiều tranh cãi về giá trị pháp lý của tác phẩm phái sinh. Đây là một tác phẩm phóng tác.

Copyright-of-derivative-works-3

Tác phẩm gốc

Copyright-of-derivative-works-4

Tác phẩm phóng tác

 

Tác phẩm cải biên

Là các tác phẩm sửa đổi một phần nội dung hoặc hình thức của tác phẩm gốc hoặc dựa trên một phần nội dung tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới.

Ví dụ:  Phim hoạt hình “Người đẹp và quái vật” năm 1991 được bà Jeanne-Marie Leprince de Beaumont cải biên từ tác phẩm gốc cùng tên của bà Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve.

Copyright-of-derivative-works-5

 

Tác phẩm chuyển thể

Là tác phẩm thay đổi loại hình biểu diễn, cách thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Ví dụ: Truyện Harry Potter của Nhà văn J. K. Rowling được cải biên thành Phim.

Copyright-of-derivative-works-6

Truyện

Copyright-of-derivative-works-7

Phim

 

Tác phẩm biên soạn

Là tác phẩm thu thập, chọn lọc các thông tin, nội dung của tác phẩm gốc và đưa ra đánh giá, bình luận.

Ví dụ:  Tuyển tập các tiểu thuyết nổi tiếng của phụ nữ 1660-1730 bởi tác giả Paula R. Backscheider và John J. Richetti.

Copyright-of-derivative-works-8

Tác phẩm chú giải

Là tác phẩm giải thích, hướng dẫn nội dung tác phẩm gốc.

Ví dụ: sách chú giải sự tích trong Kinh Thánh của Thomas Hale và Stephen Thorson

Copyright-of-derivative-works-9Copyright-of-derivative-works-10

 

Tác phẩm tuyển chọn

Là tập hợp các tác phẩm đã có.

Ví dụ  Tuyển tập những tiết mục hay nhất của Britain’s Got Talent (Chương trình tìm kiếm tài năng Anh Quốc) 

Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009

Lưu ý vi phạm quyền tác giả bản gốc

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm quyền tác giả (trừ một số trường hợp nghiên cứu, giảng dạy, nhân đạo,…)

Trên thực tế rất khó để phân loại tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi không gây hại cho quyền tác giả của tác phẩm gốc và không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của tác phẩm.

Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm gốc được hiểu là không được cắt xén, xuyên tạc, khai thác, sửa chữa tác phẩm.

Nhưng tác phẩm phái sinh thường có những thay đổi nhất định về cách thể hiện, nội dung, nhân vật hoặc diễn biến của tác phẩm gốc, đặc biệt việc chuyển thể, phóng tác hoặc dịch sang ngôn ngữ khác.

Ví dụ:  Việc viết lời cho các bản nhạc giao hưởng có thể xem là gây phương hại đến tác phẩm gốc khi ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của tác phẩm.

Việc cải biên, phóng tác mang sáng tạo của tác giả, khác biệt với tác phẩm gốc có thể tạo thành một tác phẩm độc lập mà không bị vi phạm.

Ví dụ: Tác phẩm “Tây Du Ký” của Nhà văn Ngô Thừa Ân sử dụng các tư liệu, điển tích, nhân vật trong Phật giáo và các sự kiện có thật khác, nhưng ông đã sáng tạo ra tác phẩm hoàn toàn độc lập. 

Điều 4, Điều 14, Điều 25, Điều 28 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

 

Tác phẩm phái sinh đối với chương trình máy tính, ứng dụng điện thoại, website

Chương trình máy tính, ứng dụng trên điện thoại, website được phép bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả.

Việc làm tác phẩm phái sinh chương trình máy tính, ứng dụng điện thoại, website rất dễ bị xem là hành vi là xâm phạm quyền tác giả mặc dù không có quy định rõ ràng.

      Copyright-of-derivative-works-12         

Ngoài ra, cách thể hiện giao diện bên ngoài và mã nguồn bên trong có phần khác nhau. Do đó, việc làm bảo hộ tác phẩm phái sinh khó có thể đặt ra đối với phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại và website.

Khoản 1, Điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009

Bảo vệ hiệu quả tác phẩm phái sinh

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ quyền cho các tác phẩm phái sinh và tránh xảy ra tranh chấp với tác giả của tác phẩm gốc đó là có xin phép, hoặc trả tiền bản quyền khi làm tác phẩm phái sinh.

Trường hợp phức tạp, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự tư vấn chuyên nghiệp để xác định quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, đăng ký bảo hộ quyền tác giả, đạt diện đàm phán, soạn thảo hợp đồng thuê bản quyền, phân tích khi có tranh chấp,…

Điều 14, 19, 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009

PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần tư vấn quyền tác giả và các tác phẩm phái sinh vui lòng liên hệ PLF

Liên Hệ