HƯỚNG DẪN PHÁP LÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Quy trình, thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Để thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện 2 thủ tục sau đây:


thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-100-von-nuoc-ngoai-tai-viet-nam

Bên cạnh đó, đối với các ngành nghề có điều kiện, nhà đầu tư có thể phải xin cấp thêm một số giấy phép liên quan trước khi hoạt động.

Ví dụ: Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa, sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải xin cấp Giấy phép kinh doanh.

Một số trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư phải xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
    • Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư;
    • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
    • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
    • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Khoản 1 Điều 37, Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014, Điều 29 Nghị định 118/2015/NĐ-CP

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đối với công ty TNHH

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (chỉ cần đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Đối với công ty Cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cđông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đi với cđông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Lưu ý: Các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt.

Điều 22, 23 Luật Doanh nghiệp 2014, Khoản 1 Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Trường hợp nhà đầu tư muốn PLF thay mặt soạn thảo tất cả các hồ sơ pháp lý phức tạp trên, tư vấn mọi quyền lợi và hỗ trợ pháp lý sau khi thành lập, nhà đầu tư có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài của PLF.

 

Dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài của PLF gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tư vấn quyền lợi của nhà đầu tư

  • Tư vấn ưu đãi ngành nghề đầu tư
  • Tư vấn địa bàn ưu đãi đầu tư
  • Tư vấn các khoản thuế phải nộp và các khoản thuế được miễn giảm
  • Thương thảo hợp đồng với bên cho thuê bất động sản;
  • và các quyền lợi khác

 

Giai đoạn 2: Xin cấp phép

PLF thay mặt nhà đầu tư thực hiện các công việc:

  • Xác định điều kiện để xin cấp phép
  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý
  • Điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu
  • Làm việc với cơ quan chức năng
  • Làm con dấu & thông báo mẫu dấu
  • Công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư

Kết quả: nhà đầu tư sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và giấy phép liên quan (nếu có) để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

 

Giai đoạn 3: Hỗ trợ sau khi thành lập

Sau khi nhận giấy phép, nhà đầu tư vẫn còn một số công việc pháp lý cần thực hiện:

  • Tư vấn kê khai thuế ban đầu;
  • Tư vấn các vấn đề về tuyển dụng lao động tại Việt Nam;
  • Tư vấn đặt bảng hiệu quảng cáo;

 

Nhà đầu tư có thể yêu cầu PLF thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc trên, tùy theo nhu cầu.

Liên Hệ