Một trong những điều kiện để người nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Điều kiện để được cấp Giấy phép lao động
Người nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Cụ thể:
- Nhà quản lý:
Người quản lý doanh nghiệp: Thành viên hợp danh, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,…
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
- Giám đốc điều hành: người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức.
- Chuyên gia:
Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.
Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm tại Việt Nam.
- Lao động kỹ thuật: người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và làm việc ít nhất 3 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
Đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
Không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Được chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3, Điều 9 Nghị định 11/2016/ND-CP
Các trường hợp người nước ngoài không cần xin Giấy phép lao động
- Là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu Công ty TNHH.
- Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần.
- Trưởng Văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để xử lý những sự cố phức tạp làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia không xử lý được.
- Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
- Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Người lao động là học sinh, sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam.
Lưu ý: Các trường hợp nêu trên cần phải xin Văn bản xác nhận không thuộc diện xin cấp Giấy phép lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động:
- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, vị trí công việc.
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Điều 172 Bộ luật Lao động 2012, Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP
Trình tự cấp Giấy phép lao động
Bước 1
Bước 2
Kết quả
Mẫu Giấy phép lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.
Riêng đối với người lao động nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao:
Điều 7 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH
Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động
Hồ sơ cung cấp Giấy phép lao động đầy đủ
Trường hợp, nhà đầu tư cần PLF hỗ trợ xin cấp giấy phép lao động nhanh chóng và giảm thiểu sai sót, nhà đầu tư chỉ cần cung cấp hồ sơ sau đây:
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
- Phiếu lý lịch tư pháp chứng minh người lao động nước ngoài không phạm tội của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp này phải có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam, cần phải có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy chứng nhận thường trú tại Việt Nam.
- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- 2 ảnh màu 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu.
Nhà đầu tư có thắc mắc về việc xin cấp Giấy phép lao động, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật PLF
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lao động
Thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 2 năm và được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP
Một số trường hợp Giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực:
- Giấy phép lao động hết hiệu lực.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung Giấy phép lao động.
- Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
- Người lao động nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích.
Khi có quyết định thu hồi giấy phép lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vì Giấy phép hết hiệu lực, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thu hồi Giấy phép lao động và nộp lại cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 174 Bộ luật Lao động 2012
Cấp lại Giấy phép lao động
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
Giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động. Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.
Ví dụ: Thời hạn của Giấy phép lao động cũ là 2 năm (từ 1/1/2016 đến 31/12/2017). Thời điểm đề nghị cấp lại Giấy phép lao động là ngày 1/1/2017. Lúc này, người lao động nước ngoài đã làm việc được 1 năm. Vậy thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại là 1 năm.
Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Thời hạn của giấy phép lao động cấp lại được xác định như khi được cấp giấy phép lao động lần đầu nhưng tối đa không quá 2 năm.
Trình tự cấp lại giấy phép lao động
Trước ngày Giấy phép lao động hết hạn ít nhất 5 ngày, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc.
Khoản 1 Điều 13; Điều 15 Nghị định 11/2016/NĐ-CP
Trường hợp đặc biệt phải xin cấp mới Giấy phép lao động
Lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng không thay đổi người sử dụng lao động.
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động.
Khoản 8, Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP
Lệ phí cấp giấy phép lao động
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Do đó, lệ phí này có thể có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Cấp mới giấy phép lao động: 400.000 đồng/giấy phép.
- Cấp lại giấy phép lao động: 300.000 đồng/giấy phép.
Tại tỉnh Cà Mau:
- Cấp mới giấy phép lao động: 600.000 đồng/giấy phép.
- Cấp lại giấy phép lao động: 450.000 đồng/giấy phép.
Điều 3 Thông tư 250/2016/TT-BTC
Mức phạt khi người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động
Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Người sử dụng lao động sử dụng người nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 triệu đến 75 triệu đồng.
Điều 171 Bộ luật Lao động 2012.