Phân biệt sáng chế và quyền tác giả giúp chủ đơn xác định hình thức bảo hộ hiệu quả nhất.
Tiêu chí | Quyền tác giả | Sáng chế |
Đối tượng bảo hộ | Tất cả các ý tưởng được thể hiện của con người dưới dạng chữ viết, hình ảnh, âm nhạc… hoặc chương trình, dữ liệu. | Sản phẩm, quy trình do con người sáng tạo ra đảm bảo được tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp |
Đối tượng không được bảo hộ | Tin thức thời sự thuần tuý; Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. | Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; Cách thức thể hiện thông tin; Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; Giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. |
Thời gian bảo hộ | Trong suốt cuộc đời tác giả, và sau khi tác giả qua đời 50 năm. Tác phẩm phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ 50 năm kể từ khi được công bố lần đầu tiên. | 20 năm kể từ ngày nộp đơn |
Hiệu lực bảo hộ | Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ đương nhiên mà không cần đăng ký trong phạm vi thành viên công ước Berne. | Bảo hộ sáng chế trong phạm vi lãnh thổ, không được bảo hộ đương nhiên tại các quốc gia khác. |
Cách thức đăng ký bảo hộ | Đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả. | Đăng ký yêu cầu bảo hộ sáng chế tại Cục SHTT. |
Công ước quốc tế | Công ước Berne | Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT) |
Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 58, Điều 59, Điều 93 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
Một số kinh nghiệm
Một số tác phẩm, sản phẩm, quy trình rất khó xác định được cách thức bảo hộ hiệu quả.
Ví dụ: Chương trình tự động hoá dây chuyền sản xuất có thể đăng ký bảo hộ dưới cả hai hình thức sáng chế (cho quy trình sản xuất) và đăng ký quyền tác giả (cho chương trình, bản vẽ, thiết kế).
Thời gian xem xét cấp bằng sáng chế tương đối dài (24 đến 30 tháng) và chi phí cao (phí Nhà nước khoảng 2 triệu đồng, phí dịch vụ từ 10 – 15 triệu đồng) gây khó khăn cho các chủ đơn là cá nhân trong việc đăng ký và duy trì sáng chế.
Ngược lại, đăng ký bản quyền tác giả sẽ có kết quả trong thời gian sớm hơn (2-3 tuần) và chi phí thấp (phí Nhà nước trung bình 300-500 trăm nghìn đồng, phí dịch vụ từ 2 – 3.5 triệu đồng). Tuy nhiên, quyền tác giả với tác phẩm, bản vẽ được bảo hộ kém hiệu quả hơn so với sáng chế.
Ví dụ: Đinh vít gỗ đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ năm 1979. Nếu chỉ được bảo hộ quyền tác giả với bản vẽ thiết kế sẽ khó ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại sản xuất và kinh doanh cây đinh có hình dáng tương tự.
Riêng đối với phần mềm, chương trình máy tính, Luật SHTT chấp nhận bảo hộ quyền tác giả.
Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016
PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần tư vấn quyền tác giả, sáng chế vui lòng liên hệ PLF