Pháp luật phân biệt rõ nhãn hiệu và nên thương mại. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp sự dụng tên thương mại đồng nhất với nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ.
VD: Tên thương mại là Coca-Cola và Nhãn hiệu nước ngọt Coca-Cola.
Việc này có nghĩa là khi sử dụng tên thương mại như nhãn hiệu mà không đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT sẽ có nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu rất cao.
Vì vậy, cần phân biệt rõ nhãn hiệu và tên thương mại để có phương án bảo hộ phù hợp.
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Khái niệm | Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh. | Tên thương mại là tên gọi để phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. |
Tên thương mại là tên chủ sở hữu nhãn hiệu. VD: Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam có tên thương mại là CoCa-Cola. Coca-Cola sở hữu các nhãn hiệu Coca-Cola, Fanta, Sprite, Dasani,… trong đó được biết đến nhiều nhất là nhãn hiệu Coca-Cola. | ||
Căn cứ bảo hộ | Đáp ứng các quy định về tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu. Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bởi Cục SHTT. | Không cần đăng ký. Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định. Khi có tranh chấp, việc chứng minh sử dụng dựa trên các căn cứ: số năm hoạt động của Công ty, số lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Công ty, thị phần trên thị trường hoặc độ phổ biến trong một khu vực… |
Phạm vi bảo hộ | Trong phạm vi lãnh thổ đăng ký. | Trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh. |
Thời hạn bảo hộ | 10 năm và được gia hạn không hạn chế số lần. | Không xác định thời hạn bảo hộ. Chỉ chấm dứt bảo hộ khi không sử dụng. |
Chuyển giao/ Chuyển nhượng | Chuyển nhượng/chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. | Chuyển giao toàn bộ cơ sở, hoạt động kinh doanh. |
Nhãn hiệu thể hiện mức độ phân biệt và nhận biết rộng hơn tên thương mại.
Tên thương mại chỉ là tên gọi của chủ thể kinh doanh, nhưng nhãn hiệu có thể là chữ, logo, số, cách kết hợp màu sắc, hình học.. thậm chí ở một số quốc gia còn chấp nhận bảo hộ mùi và âm thanh.
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp an toàn, toàn diện và hiệu quả nhất để bảo vệ quyền của chủ thể kinh doanh với cả nhãn hiệu và tên thương mại.
Điều 73, 74, 75, 76, 77, 78,79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009
Một số kinh nghiệm của PLF
Thứ nhất: Để bảo vệ tối ưu quyền với nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu nên đăng ký mở rộng các nhóm có liên quan.
Ví dụ: Chủ sở hữu kinh doanh xe cộ có thể đăng ký cả 3 nhóm bảo hộ:
- Nhóm 12: Sản phẩm xe cộ,
- Nhóm 35: Dịch vụ mua bán xe cộ
- Nhóm 37: Dịch vụ sửa chữa xe cộ
Thứ hai: Lưu ý các quốc gia “đăng ký trước” và các quốc gia “sử dụng trước”
Khi xem xét vụ việc vi phạm nhãn hiệu – tên thương mại, các nước như Anh, Mỹ, Ireland… thường sử dụng nguyên tắc “sử dụng trước”.
Còn Pháp, Trung Quốc, Việt Nam… thường ưu tiên sử dụng nguyên tắc “đăng ký trước”.
Điều này cần đặc biệt lưu ý khi muốn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài hoặc giải quyết tranh chấp SHTT.
Thứ ba: Chứng minh sử dụng tên thương mại như một căn cứ để chứng minh tư cách sở hữu nhãn hiệu khi có tranh chấp hoặc bị từ chối đăng ký bởi Cục SHTT.
Ví dụ: Công ty SAGAMI CHAIN (Nhật Bản) đã chứng minh được tên thương mại SAGAMI (trùng với phần chữ trong nhãn hiệu) được sử dụng từ năm 1970 và là căn cứ phản đối cấp bằng bảo hộ với nhãn hiệu SAGAMI của Công ty Masan.