HƯỚNG DẪN PHÁP LÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Làm gì khi bị xâm phạm nhãn hiệu?

Hiện trạng xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam rất đáng báo động. Doanh nghiệp cần có kiến thức tự bảo vệ uy tín và quyền lợi của mình.

Hành vi gì bị xem là xâm phạm nhãn hiệu?

Sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn về sản phẩm, dịch vụ với nhãn hiệu đã được bảo hộ bị coi là xâm phạm nhãn hiệu. Cụ thể:

  • Sử dụng trùng dấu hiệu và nhóm hàng hoá, dịch vụ với nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Ví dụ: Một Doanh nghiệp sản xuất giày trùng với nhãn hiệu giày NIKE

handling-trademark-infringement-in-vietnam-1

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho nhóm hàng hoá dịch vụ tương tự hoặc có liên quan dẫn đến gây nhầm lẫn.

Ví dụ: Rất nhiều cửa hàng mua bán, sửa chữa điện thoại di động ở Việt Nam sử dụng biểu tượng trái táo của Apple trên biển hiệu.

handling-trademark-infringement-in-vietnam-2

  • Sử dụng dấu hiệu tương tự nhãn hiệu cho nhóm hàng hoá, dịch vụ tương tự dẫn đến gây nhầm lẫn. 

Ví dụ: Nhãn hiệu VINACERA đăng ký cho nhóm 19 (gạch ốp tường) nhằm gây nhầm lẫn với nhãn hiệu VIGLACERA cho sản phẩm gạch.

handling-trademark-infringement-in-vietnam-3 handling-trademark-infringement-in-vietnam-4

  • Sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự hoặc phiên âm nhãn hiệu nổi tiếng, không kể đến nhóm sản phẩm, dịch vụ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về sản phẩm đó

Ví dụ: Việc sử dụng nhãn hiệu “SAMSUNG” hay “LG” cho sản phẩm may mặc bị coi là vi phạm nhãn hiệu.

Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009

 

Xem xét yếu tố xâm phạm nhãn hiệu

Để xem xét yếu tố xâm phạm nhãn hiệu, cần phải so sánh:

  • Việc sử dụng dấu hiệu xâm phạm với nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu.  

Việc xác định nhãn hiệu được bảo hộ và nhóm hàng hoá, dịch vụ căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên cơ sở chứng minh thời gian sử dụng, số lượng quốc gia bảo hộ, sự biết đến rộng rãi tại Việt Nam…

Nhãn hiệu trùng hoặc khó phân biệt về mặt tổng thể hoặc các ấn tượng thị giác, phát âm với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho sản phẩm trong cùng một nhóm hàng hoá.

Ví dụ: Nhãn hiệu TEAM và TIM cùng đăng ký cho một nhóm hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi bảo hộ tại Việt Nam sẽ gây nhầm lẫn về cách phát âm, vì đa số đa số người Việt đều đọc là /tim/.

Không phải mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu khi chưa có sự đồng ý của chủ nhãn hiệu đều là hành vi xâm phạm. Đó là các trường hợp:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ không có sự liên hệ hoặc tương đồng.

Ví dụ: Nhãn hiệu “SAO MAI” của Cơ sở Sao Mai cho sản phẩm nước giải khát và nhãn hiệu “SAO MAI” của Công ty Sao Mai kinh doanh dịch vụ sửa chữa công nghiệp, dân dụng.

  • Chủ nhãn hiệu xâm phạm chứng minh được việc đăng ký ngay tình và không thể biết đến sự tồn tại nhãn hiệu của bên bị xâm phạm.
  • Nhãn hiệu phản đối không phải là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Ví dụ: Nếu Hãng phim Marvel phản đối bảo hộ nhãn hiệu “X-Men” cho sản phẩm dầu gội tại Việt Nam, Hãng phim Marvel phải chứng minh được X-Men (phim) là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

handling-trademark-infringement-in-vietnam-5

  • Nhãn hiệu không sử dụng tại Việt Nam trong thời gian 5 năm từ ngày cấp bằng hoặc nhãn hiệu đã hết thời hạn bảo hộ mà không được gia hạn.

Điều 5, 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

 

Biện pháp khi bị xâm phạm nhãn hiệu

Tùy theo tính chất mức độ vi phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp.

Biện pháp tự bảo vệ

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền áp dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Ví dụ: Apple cung cấp trang web để kiểm tra bảo hành bằng số serial, từ đó có thể gián tiếp kiểm tra iPhone thật và Iphone nhái.

handling-trademark-infringement-in-vietnam-7

Thu thập chứng cứ, tài liệu và giám định sở hữu trí tuệ trước khi gửi thư yêu cầu chấm dứt vi phạm hoặc sử dụng biện pháp hành chính.

Giám định sở hữu trí tuệ là việc Viện khoa học SHTT xác định các cơ sở pháp lý như: tình trạng bảo hộ, yếu tố xâm phạm, tính tương tự và giá trị thiệt hại. Viện khoa học SHTT không kết luận hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Kết quả giám định sở hữu trí tuệ được các cơ quan nhà nước sử dụng làm căn cứ pháp lý cho quyết định vụ việc xâm phạm nhãn hiệu.

Tự yêu cầu chủ thể xâm phạm nhãn hiệu chấm dứt hành vi xâm phạm bằng cách gửi thư khuyến cáo.

Biện pháp hành chính

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước (Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát kinh tế hoặc cơ quan Quản lý thị trường…) áp dụng những biện pháp xử phạt hành chính như phạt tiền, buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm, tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện, công cụ sản xuất…

Biện pháp dân sự

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện ra Tòa án để buộc bên xâm phạm nhãn hiệu phải thực hiện các việc sau:

  • Chấm dứt hành vi xâm phạm
  • Xin lỗi cải chính công khai
  • Thực hiện nghĩa vụ dân sự
  • Bồi thường thiệt hại
  • Buộc tiêu huỷ, hoặc sử dụng phi thương mại nguyên, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm.

Biện pháp hình sự

Đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu với quy mô lớn, có những dấu hiệu tội phạm xâm phạm về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tố tụng tiến hành xử lý.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu tạm dừng làm các thủ tục nhập khẩu ở cơ quan hải quan nhằm thực hiện công việc thu thập các thông tin, chứng cứ để xử phạt vi phạm.

Điều 198, 199, 200, 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009

PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Trường hợp doanh nghiệp cần PLF hỗ trợ xử lý hoặc tư vấn xâm phạm nhãn hiệu, vui lòng liên hệ PLF

Liên Hệ