Nguyên nhân bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu:
Nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ
Đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ nhưng không đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
Quy trình từ chối bảo hộ nhãn hiệu
Lần đầu tiên, Cục SHTT sẽ gửi Thông báo dự định từ chối cấp bằng và cho thời hạn 3 tháng để trả lời. Chủ đơn được phép gia hạn một lần tối đa 3 tháng và nộp yêu cầu xin gia hạn trước thời hạn trả lời.
Sau đó, nếu không trả lời được, Cục SHTT sẽ Thông báo từ chối cấp bằng.
Thông báo từ chối cấp bằng được ra trong 4 trường hợp:
- Người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót theo yêu cầu, hoặc đã sửa chữa nhưng không đạt, không trả lời hoặc trả lời nhưng không được chấp nhận.
- Người nộp đơn không nộp phí cấp bằng sau khi đã có dự định cấp bằng.
- Không phản đối, hoặc phản đối không xác đáng.
- Có đối thủ phản đối cấp bằng thành công.
Trường hợp phổ biến nhất là chủ đơn không thể sữa chữa thiếu sót hoặc không thể trả lời xác đáng Thông báo dự định từ chối cấp bằng dẫn đến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ.
Thời gian để Cục đưa ra thông báo dự định cấp bằng hoặc dự định từ chối là từ 6-9 tháng, trên thực tế có thể kéo dài đến 12 tháng.
Quá trình xem xét để ra Thông báo cấp bằng hoặc Thông báo từ chối cấp sau khi trả lời có thể kéo dài từ 6 đến 9 tháng.
Tổng thời gian Chủ đơn theo đuổi nhãn hiệu có thể kéo dài đến 2 năm.
Điều 73, 74, 115, 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009
Điểm 15 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
Chủ đơn có thể làm gì?
Khi nhận được Thông báo dự định từ chối cấp bằng:
- Sửa chữa thiếu sót theo yêu cầu của Cục SHTT.
- Trả lời kết quả thẩm định của Cục SHTT để chứng minh khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu.
- Yêu cầu thẩm định lại đơn trước khi Cục SHTT ra Thông báo từ chối cấp bằng. Cần có các bằng chứng và lý lẽ khác với giai đoạn trước.
Khi nhận được Thông báo từ chối cấp bằng, Chủ đơn có thể khiếu nại quyết định hành chính hoặc khởi kiện.
Điều 73, 74, 117, 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009
Điểm 9, 15, 16 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
Nhờ sự trợ giúp
Như đã trình bày, quá trình theo đuổi việc đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài đến 2 năm khiến chủ đơn tốn kém thời gian, tiền bạc và khó có thể tập trung phát triển nhãn hiệu.
Trên thực tế, các cách thức trả lời Thông báo từ chối rất đa dạng và linh hoạt, đòi hỏi người trả lời cần hiểu biết nhiều quy định pháp luật liên quan.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà chức năng là một lợi thế quan trọng có thể giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm đáng kể thời gian.
Một số kinh nghiệm thực tế của PLF
Thứ nhất, dựa vào căn cứ Dự định từ chối của Cục SHTT để trả lời
Ví dụ: Cục SHTT nêu trong dự định từ chối rằng “nhãn hiệu có không có tính phân biệt và dễ gây nhầm lẫn”.
Chủ đơn có thể tìm cách chứng minh nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng phân biệt về tổng thể, dễ nhớ và dễ nhận biết, hoặc phần nhãn hiệu có thể gây tương tự, nhầm lẫn hoặc chỉ dẫn về xuất xứ là một danh từ chung đã được ghi nhận.
Thứ hai, phản đối cấp là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của Chủ đơn
Ví dụ: Phản đối cấp có thể dựa trên căn cứ chứng minh nhãn được đăng kí nhằm mục đích chiếm hữu nhãn hiệu của Chủ đơn.
Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Massan
SAGAMI CHAIN CO., LTD.
Cùng là SAGAMI và cùng đăng ký cho nhóm 30 (Mì, đồ ăn chế biến từ mì sợi). Tuy nhiên, Công ty SAGAMI Chain Co., Ltd đã gửi phản đối cấp nhãn hiệu SAGAMI của Công ty Masan do có bằng chứng chứng minh Công ty Masan đã cố tình đăng ký nhãn hiệu SAGAMI trùng với nhãn hiệu của họ.
Thứ ba, kể cả khi nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài, vẫn cần thiết đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Ví dụ: Trong vụ kiện liên quan đến nhãn hiệu X-Men, toà án thành phố Hà Nội đã bác bỏ lập luận rằng X-Men của Marvel là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam bởi không chứng minh được sự biết đến rộng rãi của người tiêu dùng Việt Nam.
Thứ tư, loại bỏ các yếu tố đã bị từ chối của đơn cũ, và nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu mới.
Ví dụ: Bỏ một sản phẩm, dịch vụ trong nhóm đăng ký để giảm khả năng bị từ chối nhưng không thu hẹp phạm vi kinh doanh của nhãn hiệu.
PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.