Ngay khi phát hiện ra hành vi vi phạm, chủ sở hữu nên có hành vi yêu cầu dừng biểu diễn, công khai, thể hiện tác phẩm dưới mọi hình thức, yêu cầu cải chính và xin lỗi công khai.
Ngoài ra, chủ sở hữu có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm.
Các biện pháp pháp lý:
Yêu cầu xử phạt hành chính
Tịch thu toàn bộ hàng hóa giả mạo cũng như các nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất và kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã vi phạm.
Mức phạt hành chính với các hành vi xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan cao nhất là 250 triệu với cá nhân và 500 triệu với tổ chức.
Điều 2 Nghị định 131/2013/ND-CP ngày 16/10/2013
Khởi kiện tại Tòa án
Toà án nhân dân sẽ giải quyết:
- Các tranh chấp về quyền tác giả các tác phẩm văn học, khoa học nghệ thuật (kể cả tác phẩm phái sinh), tranh chấp về quyền sở hữu và tranh chấp giữa các đồng tác giả.
- Tranh chấp về quyền tài sản và quyền nhân thân giữa người biểu diễn với người đầu tư trong cuộc biểu diễn hoặc tranh chấp về thù lao giữa người được khai thác quyền tài sản với người biểu diễn
- Tranh chấp về quyền lợi khi truyền tải bản ghi âm, ghi hình đến với công chúng
- Tranh chấp về quyền tác giả đối với các sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
Các biện pháp dân sự được áp dụng
- Dừng lại tất cả các hành vi xâm phạm
- Xin lỗi và cải chính sửa đổi công khai
- Thực hiện nghĩa vụ dân sự (trả lại toàn vẹn, đền bù thiệt hại…)
- Bồi thường thiệt hại tài chính cho bên bị vi phạm
- Tiêu hủy hoàn toàn hoặc đưa các sản phẩm, phương tiện sản xuất và nguyên vật liệu vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, không ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ SHTT
Điều 26, Điều 30 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
Điều 133, Điều 134 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
Yêu cầu xử lý hình sự
Các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình đều bị xử lý bằng các biện pháp phạt tiền, phạt tù, cấm kinh doanh.
Các cách thức giải quyết bằng biện pháp hình sự thường tốn nhiều thời gian và đôi khi chủ sở hữu không nhận được phán quyết thỏa đáng.
Chương XVII, XVIII Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009
Điều 225 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 131/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan
Đăng ký quyền tác giả là một lợi thế
Giấy chứng nhận quyền tác giả có ý nghĩa xác nhận tác phẩm là thành quả sáng tạo của tác giả, không sao chép tại điểm nộp đơn.
Mặc dù không có ý nghĩa phân định ai là chủ sở hữu của tác phẩm, nhưng Giấy chứng nhận quyền tác giả là một lợi thế lớn khi giải quyết tranh chấp.
Xác định thời điểm công bố tác phẩm
Tác giả chứng minh quyền tác giả bằng cách xác định mốc thời gian thể hiện hoặc công khai tác phẩm như:
- ngày đăng báo;
- ngày đăng tải website, mạng xã hội;
- ngày trưng bày tác phẩm tại hội nghị, triển lãm;
- ngày thanh lý hợp đồng nếu thuê bên khác thực hiện;
- ngày bán sản phẩm cho khách hàng đầu tiên;
- ngày nhập kho để bán tại cửa hàng, chi nhánh;
- …
Thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả bản gốc
Việc xin phép, thỏa thuận trả thù lao, đề nghị mua lại với chủ sở hữu quyền tác giả bản gốc luôn là hành vi văn minh và đảm bảo quyền lợi lâu dài của các bên.
Kể cả khi bị phát hiện vi phạm quyền tác giả, bên vi phạm cũng có thể xin lỗi công khai, đền bù thiệt hại và thỏa thuận trả thù lao với chủ sở hữu để tiếp tục sử dụng quyền tác giả.
Mua lại quyền tác giả
Trong trường hợp cần sử dụng tác phẩm lâu dài, các bên có thể đàm phán chuyển nhượng quyền tác giả.
Điều 18, 19 , 40 và 42 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009.
PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Để được tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền tác giả, vui lòng liên hệ PLF