Mọi website thương mại điện tử đều phải đăng ký, hoặc thông báo đến Bộ Công thương theo luật định.
Website của bạn có phải là website thương mại điện tử?
Website thương mại điện tử là website phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của các hoạt động sau:
- mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng;
- cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Vậy, hầu hết tất cả website buôn bán, giới thiệu hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên internet đều là website thương mại điện tử và bắt buộc phải đăng ký, hoặc thông báo đến Bộ Công thương theo luật định.
Theo khoản 8 Điều 3 NĐ 52/2013/NĐ-CP
Khi nào cần đăng ký, và Khi nào cần thông báo website thương mại điện tử?
Thông báo website thương mại điện tử:
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân chỉ thuần túy cung cấp thông tin hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên website do chính mình sở hữu thì cần thông báo đến Bộ Công thương.
Ví dụ: Website Thế giới đi động, CGV, Vivavivu nhân danh chính mình (chủ sở hữu website) để bán hàng.
Các website này được gọi chung là website thương mại điện tử bán hàng.
Theo khoản 1 Điều 25, Điều 27, NĐ 52/2013/NĐ-CP
Đăng ký website thương mại điện tử:
Nếu website thực hiện một trong ba loại hoạt động sau đây phải đăng ký với Bộ Công Thương:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
- Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
- Cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên website này.
Ví dụ: Website Tiki, Sendo, Hotdeal là các sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.
Các website này được gọi chung là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Website thực hiện cả hai chức năng trên phải vừa đăng ký và vừa thông báo đến Bộ Công Thương.
Ví dụ: Website Lazada, Adayroi, Robins vừa là sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể bán hàng trên website đó, vừa nhân danh chính mình (chủ sở hữu website) để bán hàng.
Theo Điều 36, Điều 41, Điều 46 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Điều 8, Điều 13 TT47/2014/TT-BCT
Website ở nước ngoài có phải đăng ký, thông báo đến Bộ Công thương Việt Nam?
Nếu thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì vẫn phải đăng ký, hoặc thông báo website đến Bộ Công thương Việt Nam, kể cả domain và hosting của website đó đặt ở nước ngoài.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Đăng ký, thông báo website thương mại điện tử
Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự đăng ký, thông báo nhưng không thành công vì không xác định website cung cấp dich vụ thương mại điện tử thuộc loại hình: sàn giao dịch, dịch vụ khuyến mại trực tuyến, hay dịch vụ đấu giá trực tuyến.
Bên cạnh đó, việc chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan chức năng cũng có thể dẫn đến hồ sơ bị sai sót, chậm trễ, hoặc không nhận được phản hồi.
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký, thông báo website thương mại điện tử của PLF, chúng tôi sẽ tư vấn bạn cách thức điều chỉnh giao diện, cấu trúc, và chức năng của website sao cho phù hợp với yêu cầu của Bộ Công thương.
Trường hợp phải điều chỉnh website trong quá trình nộp hồ sơ, PLF giúp bạn cập nhật hồ sơ mới trên Bộ Công thương mà phải không bị từ chối, và không bị tái lập thời hạn nộp mới.
Thông thường đăng ký website thương mại điện tử mất đến 2 tháng. Tuy nhiên, khi dịch vụ của PLF, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất việc đăng ký trong 10 ngày (hoặc chỉ 3 ngày đối với việc thông báo).
Dịch vụ này được cung cấp trên phạm vi toàn quốc. Bất kể bạn đang ở tỉnh thành nào, khi cần hỗ trợ, hãy liên hệ PLF.
Mức phạt vị phạm nếu không đăng ký, thông báo website thương mại điện tử
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với Bộ Công Thương.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với Bộ Công Thương.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành hình phạt đình chỉ hoạt động thương mại từ 6 đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
Theo khoản 32 Điều 1, NĐ 124/2015/NĐ-CP