Sau khi đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ thể sẽ có các quyền khai thác và bảo vệ nhãn hiệu.
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất, hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký.
Ví dụ: Siêu thị BigC đăng ký nhãn hiệu bánh kẹo do các đơn vị khác sản xuất và đang bán tại siêu thị.
Tổ chức tập thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Ví dụ: Hội làm vườn huyện Lục Ngạn tiến hành đăng ký nhãn hiệu tập thể vải thiều Lục Ngạn.
Riêng đối với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ví dụ: Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã được Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột cho phép đăng ký nhãn hiệu “BUON MA THUOT COFFEE”.
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Ví dụ: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý nhãn hiệu chứng nhận
- Nhãn hiệu được sử dụng nhân danh các đồng chủ sở hữu hoặc các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Quyền đăng ký có thể chuyển giao bằng hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu trong quá trình thẩm định và được chấp nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ.
Nếu nhãn hiệu đã được bảo hộ tại quốc gia cùng tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam, không ai được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó trừ khi có sự cho phép của chủ nhãn hiệu.
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý nhập khẩu và phân phối thiết bị sản xuất của Nhật Bản và nhãn hiệu thiết bị này đang được bảo hộ tại Nhật Bản. Nhật Bản và Việt Nam đều là thành viên Nghị định thư Madrid.
Do đó, nếu không được sự đồng ý của đối tác Nhật Bản thì đại lý Việt Nam không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó tại Việt Nam.
Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm các bước rất phức tạp, tổ chức, cá nhân.
Điều 108, 109, 110, 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
- Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
- Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân cần PLF hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu , thương nhân chỉ cần cung cấp thông tin sau đây:
- Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
Tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng Tiếng Việt.
Điều 100, 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009